Hệ thống gầm ô tô là một trong những hệ thống quan trọng nhất của một chiếc xe. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ và kết nối các bộ phận khác trên xe lại với nhau, giúp các chi tiết vận hành trơn tru, ổn định. Hệ thống gầm ô tô hoàn chỉnh được chia làm 4 phần:
- Hệ thống lái
- Hệ thống treo
- Hệ thống phanh
- Lốp và bánh xe
Qua thời gian sử dụng lâu ngày, hư hỏng các chi tiết gầm ô tô bắt đầu xuất hiện. Vậy bộ phận nào sẽ lão hoá và hao mòn theo thời gian? Cùng Pro Car Parts Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
I. Hệ thống treo ô tô
Hệ thống treo ô tô là bộ phận đặt ở cầu trước và cầu sau của xe. Chức năng của chúng là kết nối khung vỏ ô tô với các cầu xe. Bên cạnh đó, chúng còn có nhiệm vụ truyền momen xoắn và truyền lực từ bánh xe đến khung hoặc vỏ xe. Hệ thống treo được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: Bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng. Vậy các chi tiết nào trong hệ thống treo sẽ hao mòn theo thời gian?
1. Phuộc nhún trước sau
Phuộc nhún hay còn gọi là giảm xóc. Bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ các rung động và giảm các xung lực. Thông thường từ sau 80.000 – 140.000 km thì giảm xóc bắt đầu yếu dần. Tuy nhiên tuổi thọ của giảm xóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen lái xe, điều kiện đường sá, chở tải,…
Giảm xóc ô tô có hiện tượng chảy dầu, giảm xóc bị cứng hoặc có hiện tượng kêu cót két,… là do quá trình hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc do xe thường xuyên chở quá tải. Dẫn đến làm rút ngắn tuổi thọ của phuộc. Khi bộ phận này hư hỏng, xe có hiện tượng xóc mạnh khi qua gờ giảm tốc, xe rung lắc mạnh, vào cua xe bị nghiêng, lốp mòn không đều,…Khi gặp phải những hiện tượng trên, cần đưa xe đi kiểm tra giảm xóc ngay lập tức, tránh nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu giảm xóc chất lượng, uy tín. Từ phân khúc tầm trung cho tới cao cấp, có thể kể đến như Kayaba (KYB), Tokico, Sachs, Bilsteim, Koni, Boge, Rancho, Saaz, Hola, Sensen,…Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn thương hiệu giảm xóc phù hợp nhé.
- Xem thêm: Phuộc nhún các dòng xe
2. Cao su bát bèo
Bát bèo giảm xóc ô tô hay còn gọi là bánh bèo phuộc nhún ô tô. Bát bèo ô tô có nhiệm vụ liên kết giữa cụm lò xo giảm xóc với thân xe. Mỗi dòng xe ô tô, bát bèo sẽ có thiết kế và kết cấu riêng. Khi vận hành trên đường gồ ghề, bát bèo giảm xóc giúp giảm thiểu các dao động một cách tối đa. Sau một thời gian vận hành, bát bèo bắt đầu bị mài mòn, hỏng hóc. Nếu để chạy lâu ngày, gây ra hỏng hóc các chi tiết xung quanh của hệ thống giảm xóc. Vì vậy, khi phát hiện hư hỏng, cần phải thay thế chúng
- Xem thêm: Cao su bát bèo giảm xóc ô tô
3. Bi bát bèo
Bi bát bèo hay còn gọi là bạc đạn bát bèo, bạc đạn chà. Bộ phận này cũng dễ bị hư hỏng sau 1 thời gian sử dụng. Hư hỏng thường gặp là bể bi bát bèo hoặc bi bị xẹp. Khi bạn đánh lái sang trái hoặc phải, có hiện tượng kêu ở vị trí bi bát bèo, nên kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận này.
- Xem thêm: Bạc đạn bát bèo ô tô
4. Chụp bụi phuộc nhún và cao su tăm bông
Chụp bụi phuộc và cao su tăm bông được lắp phía trên đầu ti phuộc. Bộ phận này có nhiệm vụ ngăn ngừa bụi bẩn bám vào ty phuộc, đồng thời giúp bảo vệ ti phuộc không bị kéo xuống đột ngột gây xì phốt khi đi qua đường giằng.
Chụp bụi phuộc và cao su tăm bông được làm bằng cao su, do vậy chúng sẽ lão hoá theo thời gian. Cao su bị nứt vỡ, chai cứng, chụp bụi và tăm bông bị rách, bị xẹp,…Do vậy chúng mất khả năng bảo vệ ti phuộc, cần thay thế chúng ngay lập tức để tránh hư hỏng phuộc nhún.
- Xem thêm: Chụp bụi phuộc nhún
5. Càng a và cao su càng A
Càng chữ A ô tô là một bộ phận nằm ngay dưới gầm xe. Bộ phận này có chức năng chống rung lắc, duy trì được góc chụm, góc nghiêng, giúp tiết kiệm được không gian gầm xe phía trước. Đảm bảo xe hoạt động ổn định trong mọi điều kiện vận hành.
Càng chữ A có cấu tạo là một thanh kim loại, hình dáng giống chữ A. Một đầu phía trong được gắn liền với khung xe, đầu phía ngoài gắn vào trụ lái thông qua rotuyn trụ đứng. Càng chữ A kết hợp với hệ thống giảm xóc, tạo thành cơ cấu kết nối với trụ lái. Thông thường xe du lịch nhỏ chỉ có 1 càng A, xe 7 chỗ trở lên có càng A trên và càng A dưới. Ở các đầu ống lót là các cao su càng A và Rotuyn trụ đứng.
Thông thường, bộ phận dễ hư hỏng nhất của càng A chính là các cao su càng và rotuyn trụ lái. Sau một thời gian dài sử dụng, cao su càng bị vỡ, xẹp,…mất khả năng định vị càng A và khung xe. Rotuyn trụ bị rơ, mòn hoặc gãy, phần cao su bảo vệ bị nứt vỡ, oxy hoá,…Khi kiểm tra thấy những dấu hiệu trên, cần thay thế cao su càng A và rotuyn trụ để chúng vận hành ổn định. Trong trường hợp hư cao su càng, bạn chỉ cần ép cao su càng A mới vào là có thể vận hành được mà không cần thiết phải thay thế nguyên càng. Nếu chẳng may càng A bị cong vênh, hoặc bị gãy, không thể phục hồi. Lúc này bạn cần thay thế nguyên càng A.
- Xem thêm: Cao su càng A ô tô
5. Cao su nhíp ô tô
Thông thường, nhíp ô tô có trên các xe bán tải, xe tải. Lá nhíp ô tô rất khó hư hỏng. Bộ phận dễ hư hỏng nhất là các cục cao su nhíp – gắn vào phía 2 đầu lá nhíp. Cao su nhíp thường chia ra nhíp sắt và nhíp cao su. Bộ phận này tuy là chi tiết nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng trong hệ thống treo của ô tô. Sau một thời gian sử dụng, chúng bị mòn và hư hỏng. Do vậy cần kiểm tra và thay thế chúng để bộ phận này làm việc hiệu quả nhất.
- Xem thêm: Cao su nhíp ô tô
Trên đây là một số hư hỏng các chi tiết gầm ô tô sau một thời gian dài sử dụng. Khi phát hiện các bộ phận này hư hỏng, cần tiến hành thay thế chúng để tránh những hư hỏng nặng hơn, gây tốn kém chi phí sửa chữa. Do vậy, việc bảo dưỡng xe định kỳ là rất cần thiết để phát hiện kịp thời những hư hỏng, giúp xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, nâng cao tuổi thọ của xe. Đừng quên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 10.000 km hoặc sau 3-4 tháng sử dụng nhé.
=================
PRO CAR PARTS VIỆT NAM – CHUYÊN PHỤ TÙNG XE Ô TÔ
⏩ Hotline/Zalo : 0909963084
⏩ Website: procarpartsvn.com
⏩ Fanpage: https://www.facebook.com/people/Pro-Car-Parts-Vi%E1%BB%87t-Nam/100083181939689/
⏩ Shoppe: https://shopee.vn/procarparts_vietnam